Bánh đúc nộm chua là đặc sản nổi tiếng của Hà Thành. Nếu có dịp đến với Thủ Đô đừng quên thưởng thức món ăn dân dã, mang đậm đặc trưng ẩm thực của miền Bắc. Ngoài ra bạn vẫn có thể tự chế biến món ăn này ngay tại căn bếp gia đình theo hướng dẫn cách làm bánh đúc nộm dưới đây.
Nguyên liệu làm bánh
Bánh đúc nộm là món bánh đúc chay được các bà, các mẹ cực kỳ yêu thích. Bánh mang hương vị giản dị, gắn liền với bao thế hiện người miền Bắc. Để làm món bánh này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
- Bánh đúc: 300g;
- Nước mắm chay: 2 muỗng canh;
- Đường: 30g
- Nước cốt tắc: 20 ml;
- Lạc rang giã nhỏ: 1 muỗng canh;
- Mè rang: 20g;
- Giá: 50g;
- Dưa leo: 1 quả;
- Ớt: 2 quả;
- Ngò tây: 3 – 5 cây, có thể thay thế bằng rau kinh giới;
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để làm bánh đúc nộm
Hướng dẫn thực hiện
Bạn cần chuẩn bị bánh đúc lạc hoặc bánh đúc chay để làm món ăn này. Đối với người miền Nam bánh đúc lạc không phải dễ tìm bởi nó là món ăn vặt đặc trưng của người miền Bắc. Vì lẽ đó bạn có thể tìm mua bánh đúc lạc tại các chợ có nhiều người bắc như chợ Tân Định, chợ Phạm Văn Hai, chợ Phú Nhuận,…
Bánh đúc sử dụng là bánh đúc lạc hoặc bánh đúc chay
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm món bánh đúc lạc này. Cách thực hiện không quá khó, bạn có thể tham khảo cách làm bánh đúc lạc tại đây. Nếu không thích ăn lạc bạn có thể dùng bánh đúc chay. Bánh này thực hiện đơn giản, tương tự như bánh đúc lạc chỉ khác ở phần quấy bột bạn không thêm lạc vào.
Cách làm bánh đúc nộm
Bánh đúc nộm là món ăn vặt dân dã, thanh mát với cách làm bánh vô cùng đơn giản. Từ những nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Cắt bánh đúc
Hãy khéo léo cắt bánh đúc thành sợi dài. Nên thoa một lớp dầu mỏng trên dao để quá trình cắt bánh được dễ dàng hơn, bột không bám vào dầu. Hãy thật cẩn thận để tránh tình trạng sợi bánh đúc bị đứt. Xếp ngay ngắn sợi bánh đúc vào đĩa, để sang một bên.
Cắt bánh thành khúc dài
Sơ chế nguyên liệu rau củ
- Dưa leo cắt bỏ hai đầu, cắt miếng theo chiều dọc và thái sợi với kích thước bằng với kích thước của bánh đúc. Nếu bạn không thích ăn vỏ có thể gọt hẳn phần vỏ dưa leo.
- Giá rửa sạch, để cho ráo nước.
- Ớt loại bỏ phần hạt bên trong rồi cắt thành miếng nhỏ.
- Ngò tây rửa sạch, để ráo và thái nhỏ.
Làm nước sốt trộn
Nước sốt chính là nguyên liệu quyết định hương vị của món bánh đúc nộm. Bởi vậy bạn nên thực hiện một cách cẩn thận.
Đầu tiên là rang chín mè và lạc. Sau đó bạn cho mè vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Tiếp theo là xay lạc đã tách vỏ lụa. Cho mè và lạc xay nhuyễn thành 2 bát riêng. Lưu ý: bạn nên để lại một ít vừng và mè để sử dụng cho khâu trang trí bánh.
Đảo đều sốt trên bếp ở lửa nhỏ
Bắc chảo lên bếp, thêm 4 muỗng canh nước nấu cho đến khi nước sôi thì tắt bếp. Sau đó thêm phần lạc và mè đã xay nhuyễn vào và khuấy đều trên bếp ở nước nhỏ.
Tiếp tục cho 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm chay vào hỗn hợp. Sau đó bạn khuấy đều liên tục cho đến khi nước sốt sôi thì tắt bếp. Bạn nên canh lửa nhỏ để các nguyên liệu tan đều, mịn và không bị cháy. Cuối cùng thêm 2 muỗng canh nước cốt tắc vào trộn đều là đã hoàn thành.
Trộn nộm bánh đúc
Bánh đúc đã cắt sợi cho vào tô lớn cùng với tất cả phần rau đã sơ chế lên trên. Cho sốt đã nguội trộn lên món gỏi cho đến khi tất cả nguyên liệu ngâm đều nước sốt.
Cho tất cả nguyên liệu vào tô và trộn nộm
Hoàn thành và thưởng thức
Cho nộm bánh đúc ra đĩa, rắc một ít mè rang hoặc lạc rang lên, vài lát ớt để giúp món nộm được bắt mắt hơn. Món nộm ăn cảm nhận được hương vị thanh mát của dưa leo và giá , vị béo và thơm của lạc vừng.
Bánh đúc ăn thanh mát, giải nhiệt ngày hè
Trên đây là cách làm bánh đúc nộm vô cùng đơn giản mà bài viết này tổng hợp được. Bánh đúc nộm là món ăn dân giã nhưng lại là đặc sản của miền Bắc. Ngày này nó không chỉ gói gọn ở Thủ Đô mà còn được nhiều vùng miền khác nhau ưa thích. Chúc các bạn thành công với món bánh đúc nộm ăn giải nhiệt cho những ngày hè oi bức nhé!