Đậm đà, hấp dẫn với cách làm bánh đúc mặn đơn giản nhất

Nếu bạn cảm thấy ngán với món bánh đúc ngọt có thể thay đổi khẩu vị bằng cách bắt tay vào thực hiện bánh đúc nhân mặn. Loại bánh nhân mặn được nhiều người ưa thích bởi sự đậm đà, bánh và nhân hòa quyện với nhau tạo nên hương vị đặc trưng kích thích vị giác. Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, hợp khẩu vị và vệ sinh bạn có thể tự tay thực hiện theo hướng dẫn cách làm bánh đúc mặn dưới đây. 

Nguyên liệu

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bánh đúc nhân mặn thơm ngon, hấp dẫn gồm có:

  • Bột gạo: 2 cups ~ 280g;
  • Bột năng: 20g;
  • Nước cốt dừa: 400ml;
  • Nước ấm: 2 cups;
  • Tôm khô: 30g;
  • Nấm hương /nấm đông cô khô: 15g;
  • Cà rốt: 50g;
  • Củ sắn tươi: 200g;
  • Thịt ba rọi: 150g;
  •  Hành tím: 3 củ;
  • Hành lá: 3 tép;
  • Đậu phộng rang;
  • Gia vị: muối, đường, nước mắm, dầu ăn;
  • Rau ăn kèm: giá, rau thơm, dưa leo, xà lách ;
  • Đồ chua: cà rốt;

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm bánh

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm bánh

Cách thực hiện

Bánh đúc mặn là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại gia vị. Nó mang đến hương vị đậm đà, thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi. Với món bánh đúc nhân mặn bạn cần thực hiện theo hướng dẫn cách làm bánh sau đây:

Sơ chế các nguyên liệu

  • Tôm khô rửa sạch và ngâm trong nước ấm, thực hiện tương tự với nấm đông cô trong thời gian 10 phút.
  • Tôm khô và nấm đông cô sau khi ngâm nở bạn cắt nhỏ. Sử dụng tôm tươi sẽ giúp món bánh đúc mặn ngon hơn tôm khô.
  • Hành tím và hành lá cắt nhỏ;
  • Thịt ba rọi cắt nhỏ, băm nhỏ nhưng không quá nhuyễn;
  • Cà rốt, củ sắn thái hạt lựu và vắt ráo nước có trong củ sắn;

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm bánh

Sơ chế các nguyên liệu trước khi bắt tay vào thực hiện

Pha bột

Cho 280g bột gạo, 20g bột năng, 500ml nước, 400ml nước cốt dừa cùng 1 tsp muối, 2 tsp đường. Thêm 3 tsp dầu ăn và khuấy cho đến khi bột tan đều, không còn vón cục.

Quấy bột bánh trên bếp trước khi cho vào hấp 

Quấy bột bánh trên bếp trước khi cho vào hấp 

Tiếp tục cho bột lên lửa lớn, khuấy đều. Sau khoảng 2 – 3 phút bột bắt đầu đặc lại thì tắt bếp, không cần quấy cho bột chín.

Sau đó bạn sử dụng khuôn hấp bánh hình tròn, đường kính dao động từ 15 – 17cm. Bạn có thể phết một lớp dầu ăn trong lòng khuôn hoặc dùng bao thực phẩm có khả năng chịu nhiệt lót bên trong để việc lấy bánh ra khỏi khuôn sau hấp được dễ dàng hơn.

Cho toàn bộ số bột vừa khuấy vào khuôn. Bịt kín bề mặt khuôn bằng bao thực phẩm chịu nhiệt và cho vào nồi hấp đã làm nóng trước đó 10 phút. Thời gian hấp bánh khoảng 20 phút.

Cho bột qua khuôn hấp chín trong thời gian 20 phút

Cho bột qua khuôn hấp chín trong thời gian 20 phút

Xào nhân

Cho dầu màu điều vào chảo chống dính, thêm hành tím đã băm nhuyễn và phi thơm. Tôm khô cho vào đảo đều, xào trước khoảng 1 phút thì tiếp tục thêm thịt đảo đều. Nêm nếm gồm ½ muỗng cafe bột nêm, ½ muỗng cafe đường rồi đảo đều để nguyên liệu ngấm đều gia vị.

Xào chín nhân bánh và nêm gia vị vừa ăn

Xào chín nhân bánh và nêm gia vị vừa ăn

Tiếp đến cho các nguyên liệu còn lại vào chảo để xào chín củ sắn, cà rốt, hành lá. Nêm nếm lại cho vừa ăn theo tỷ lệ  ½ muỗng cafe hạt nêm, ½ muỗng cafe đường, 1 ít tiêu đen và trộn đều. Lưu ý nêm nếm nhân không quá mặn vì món bánh đúc được ăn kèm với nước mắm.

Làm nước chấm

Bào sợi 100g cà rốt và thêm vào 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm và 1 ít muối rồi trộn đều.

Sử dụng một chén khác để pha nước mắm. Thêm 70ml nước lọc, 2 muỗng canh đường rồi trộn đều để đường tan. Cho 3 muỗng canh nước mắm, vắt ½ trái chanh vào nước mắm và hoàn thiện nước chấm bằng cách thêm tỏi và ớt.

Hoàn thiện

Bánh đúc sau khi hấp đủ 20 phút bạn kiểm tra đã chín hay chưa bằng cách dùng que xóc vào phần bột. Nếu bột không bám dính vào que nghĩa là bánh đã chín. Lấy ra khỏi nồi hấp và để nguội.

Bạn có thể cho nhân trực tiếp lên bánh hoặc cho bánh ra dĩa rồi thêm nhân. Rồi rắc đậu phộng đã rang chín, đập dập cho lên trên. Cắt bánh thành miếng vừa ăn, cho ra đĩa ăn kèm với nước chấm, cà rốt chua ngọt, nhân bánh và rau.

Xếp bánh ra đĩa, thêm nhân và rau ăn kèm

Xếp bánh ra đĩa, thêm nhân và rau ăn kèm

Bánh đúc dai, giòn, thơm mùi nước cốt dừa. Một miếng bánh đúc đầy ắp nhân kẹp rau, dưa chua và nước chấm sẽ gợi nhớ hương vị tuổi thơ lại vô cùng kích thích vị giác.

Như vậy bài viết đã hướng dẫn chị em chi tiết cách làm bánh đúc mặn. Công thức này thực hiện không quá khó, nguyên liệu chuẩn bị khá đơn giản. Vì thế bạn dễ dàng thành công ngay từ lần đầu tiên thực hiện. Chúc các bạn thành công với món ăn truyền thống gắn liền với tuổi thơ này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *