Học ngay cách làm bánh đúc nước dừa nhân mặn ngon hết sảy

Bánh đúc mặn là món ăn quen thuộc của người Miền Nam. Cách làm bánh đúc nước dừa nhân mặn lại không quá khó, quy trình thực hiện đơn giản, ít tốn thời gian. Hãy cùng bỏ túi công thức làm bánh đúc nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy dưới đây.

Nguyên liệu làm bánh

Bánh đúc nước dừa là món ăn dân giã, nguyên liệu cũng như cách làm bánh hết sức đơn giản, không quá cầu kỳ. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu sau đây:

  • Bột gạo lọc: 400g;
  • Bột năng: 50g;
  • Thịt heo xay: 300g;
  • Cà rốt: 1 củ;
  • Củ sắn: 1 củ;
  • Nấm mèo: 4;
  • Hành lá: 3 tép;
  • Nước cốt dừa/nước dừa: 300ml;

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh

Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm mèo khô ngâm với nước sôi trong thời gian 5 – 10 phút cho nở. Rửa sạch và băm nhuyễn.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ.
  • Sử dụng ½ củ sắn, băm nhuyễn.
  • Hành tím và tỏi băm nhuyễn.

Sơ chế các nguyên liệu

Sơ chế các nguyên liệu

Hướng dẫn thực hiện

Bạn có thể thực hiện thành công món bánh đúc nước dừa nhân mặn bằng cách làm đúng theo hướng dẫn sau đây:

Pha bột bánh đúc

Trộn 250g bột gạo lọc + 50 bột năng. Tỷ lệ bột là 5 : 1. Bánh đúc mặn chủ yếu làm từ bột gạo, bột năng thêm vào để giúp bánh dai hơn. Thêm ½ muỗng canh dầu ăn để giúp bánh đúc có độ mượt + ¾ muỗng cafe muối + 300ml nước cốt dừa đặc/nước dừa tươi + 600ml nước lọc. Vậy tổng cộng có 300g bột pha trong 900ml nước.

Pha bột bánh với tỷ lệ bột gạo và bột năng là 5:1

Pha bột bánh với tỷ lệ bột gạo và bột năng là 5:1

Dùng phới lồng khuấy đều để các nguyên liệu được hòa tan, lược phần bột qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột bị vón cục cũng như giúp bột được mịn hơn. Để bột nghỉ trong khoảng 10 – 15 phút.

Hấp chín bột

Sử dụng khuôn bánh đúc tròn, đường kính khoảng 17cm, chiều cao khoảng 5cm. Bạn phết một lớp dầu mỏng trong lòng khuôn, cho vào cùng với nồi hấp để làm nóng trong thời gian 10 phút.

Cho một lớp bột gạo vào khuôn có độ dày khoảng 2cm. Đậy nắp và hấp khoảng 3 phút. Khi bạn thấy lớp bột đầu tiên đặc lại thì tiếp tục cho lớp bột tiếp theo vào hấp. Không để lớp bột đầu chín hoàn toàn vì như vậy bánh sẽ có hiện tượng tách lớp.

Hấp chín bột bánh theo từng lớp

Hấp chín bột bánh theo từng lớp

Thực hiện lặp lại công đoạn hấp bột bánh đúc cho đến khi hết bột bánh. Với lớp bánh cuối cùng hấp trong thời gian 10 phút. Trong quá trình hấp bánh bạn nên dùng khăn lau phần nước đọng trên nắp nồi hấp để tránh rơi rớt xuống phần bột. Bột chín lấy ra khỏi nồi hấp và để nguội.

Lưu ý:

  • Vì bột gạo hấp cùng một lần sẽ lâu chín cũng như chín không đều, do vậy nên chia ra hấp thành nhiều lớp bột chồng lên nhau.
  • Mỗi lần cho bột vào khuôn đều phải khuấy đều bột để tránh bột lắng đáy, không đều.
  • Kiểm tra bột bằng cách dùng tăm xóc vào bánh, nếu bột không dính tăm nghĩa là bánh đã chín hoàn toàn.

Làm nhân bánh đúc nước dừa

Bắt chảo lên bếp, thêm dầu ăn và phi thơm với hành tím và tỏi. Khi hành và tỏi ngả vàng, thơm thêm thịt heo xay vào xào cho đến khi thịt săn lại. Thêm cà rốt đã thái hạt lựu, củ sắn băm nhuyễn, nấm mèo, trộn đều.

Xào chín nhân bánh

Xào chín nhân bánh

Nêm nếm gia vị cho nhân gồm 2 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cafe bột ngọt, rắc một ít tiêu để nhân thơm hơn. Thêm hành lá đã thái nhỏ vào trộn đều để tạo màu sắc cho nhân bánh.

Pha nước mắm

Thêm tỏi, ớt, vắt ½ trái chanh, 3 muỗng canh đường cát trắng, 3,5 muỗng nước mắm ngon và 6 – 7 muỗng canh nước lọc. Tùy thuộc độ mặn ngọt, độ cay mà bạn điều chỉnh và gia giảm các nguyên liệu cho phù hợp với khẩu vị.

Cắt bánh và thưởng thức

Bánh đúc để nguội sẽ dễ cắt và ăn ngon hơn so với lúc còn nóng. Khi nóng bột còn nhão bạn rất khó cắt bánh. Ngoài ra nên phết một lớp dầu mỏng trên dao để cắt bánh được dễ dàng hơn.

Bánh đúc nước dừa thơm ngon, thanh mát ăn kèm nhân và nước chấm ngon hết sảy

Bánh đúc nước dừa thơm ngon, thanh mát ăn kèm nhân và nước chấm ngon hết sảy

Cắt bánh thành miếng mỏng cho dễ ăn, tránh bị ngán. Đặt nhân trực tiếp lên bánh, ăn kèm cùng với các loại rau thơm và nước chấm vô cùng hấp dẫn. Bột bánh đúc thơm ngậy và béo nếu bạn dùng nước cốt dừa pha bột bánh, ngược lại bánh có vị thanh, ngọt khi dùng nước dừa tươi. Mỗi nguyên liệu đều mang đến hương vị khác biệt cho món ăn.

Cách làm bánh đúc nước dừa nhìn chung không quá cầu kỳ. Với những nguyên liệu cực đơn giản bạn đã có thể chế biến thành công món ăn hợp khẩu vị, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy bảo vệ sức khỏe gia đình bằng việc vào bếp trổ tài nấu thử bánh đúc cốt dừa đãi gia đình ngay đi nào. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *