Mọi người thường bảo muốn ăn sữa chua thì lấy tiền ra quán là mua về có ngay cần gì phải hì hục làm cho mệt. Nhưng nếu có thời gian rảnh, thích mày mò, cũng như muốn ăn sữa chua một cách thỏa thích thì bạn có thể thử ngay cách làm sữa chua bằng sữa tươi. Với nguyên liệu và cách làm đơn giản, thành quả thu được lại vừa ngon, bổ dưỡng các bé đều thích.
Nguyên liệu cần cho cách làm sữa chua bằng sữa tươi
- Sữa tươi: 1 lít (bạn có thể chọn của TH hoặc Vinamilk)
- Sữa chua có đường để dẫn men cái: 2 hộp
- Đường: 200gr
- Dụng cụ ủ sữa chua: máy ủ/nồi cơm điện/lò nướng/lò vi sóng/thùng xốp, hũ đựng sữa chua
Cách làm sữa chua bằng sữa tươi tại nhà đơn giản nhất
Bước 1: Đun sữa tươi
Cho hết lượng sữa tươi đã chuẩn bị đổ vào nồi rồi đun với lửa nhỏ cho đến khi thấy sôi lăn tăn (có bọt sủi, khoảng 80 độ C) thì tắt bếp.

Bước 2: Cho đường vào
Cho thêm 200gr đường (hoặc ít hơn tùy khẩu vị ngọt của từng gia đình) vào nồi sữa tươi rồi dùng muỗng khuấy đều tay theo hướng 1 chiều cho đến khi đường tan hết.
Nếu thích sữa chua có vị ngọt đậm thì bạn có thể cho nhiều đường hơn, có thể nếm thử phần sữa pha đường để có được khẩu vị phù hợp với gia đình mình nhé!
Bước 3: Thêm sữa chua cái lên men
Trước khi sử dụng sữa chua cái lên men bạn phải bỏ hộp sửa chua ra khỏi tủ lạnh tầm 2-3 tiếng bằng với nhiệt độ thường.
Cho hộp sữa chua ra bát đánh tan hết rồi đổ vào nồi sữa tươi, khuấy đều theo 1 chiều cho hỗn hợp sữa hòa tan vào nhau.
Cần nhớ rằng:
- Khi khuấy sữa, chỉ khuấy 1 chiều và nhẹ nhàng, đều tay. Bởi nó có thể ảnh hưởng và quyết định đến độ đông đặc của sữa chua về sau.
- Nếu muốn sữa chua sau khi thu được sánh mềm mịn nhất thì bạn có thể dùng rây lọc qua hỗ hợp sữa. Trường hợp không có rây, bạn có thể lấy một cái tô để một miếng vải lên trên cái to và lọc sữa là được.
Bước 4: Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng
Rót từ từ hỗn hợp sữa vào từng hũ đựng sữa chua đã chuẩn bị rồi đậy kín nắp lại (không đổ quá đầy đến miệng hũ vì khi ủ sữa chua vẫn có cần khoảng trống để nở ra).

Bước 5: Ủ sữa chua
Có rất nhiều cách để ủ sữa chua như dùng: Lò nướng, lò vi sóng…nhưng nếu nói đến cách được áp dụng nhiều, phổ biến nhất vẫn là sử dụng nồi cơm điện hoặc thùng xốp, bởi nhà nào cũng có nồi cơm điện.
Đặt các hũ sữa chua vào nồi cơm điện, xếp chúng ngay ngắn không được xếp các lớp chồng lên nhau.
Đổ vào nồi ủ nước nóng khoảng (70 – 85 độ C) đến 2/3 chiều cao của hũ đựng sữa chua.
Ủ sữa chua trong vòng 7 – 8 tiếng nếu điều kiện thời tiết ấm áp. Còn với thời tiết lạnh giá (thường lạnh cũng ít làm sữa chua) bạn cần ủ sữa chua trong khoảng 10-12 tiếng để sữa chua lên men tốt nhất.
Nếu ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, bạn có thể rút ngắn thời gian ủ xuống có thể làm như sau:
Sau 2 – 3 giờ ủ đầu, bạn cắm điện nồi cơm bật chế độ keep warm trong 10 – 15 phút rồi rút điện ra.Thực hiện như vậy 2 lần, sữa chua sẽ nóng lên và nhanh đặc lại hơn.
Nếu dùng máy làm sữa chua, hãy cài đặt thời gian ủ là 8 tiếng.
Bước 6: Cho hũ sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh
Sau khi thời gian ủ sữa chua kết thúc, bạn đem tất cả hũ sữa chua bỏ ra rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Sau 3 tiếng, bạn mang ra là bạn đã có thể cùng gia đình thưởng thức món sữa chua mềm mịn, bổ dưỡng này rồi.
Cách làm sữa chua bằng sữa tươi không đường cũng thực hiện các bước giống công thức ở trên trên. Chỉ khác ở phần nguyên liệu bạn loại bỏ đường, sữa chua cái cũng nên thay bằng sữa chua không đường để thành phẩm đạt được đúng với yêu cầu.
Một lưu ý nữa là: Khi ủ sữa chua không đường, bạn không ủ quá 8 tiếng trong điều kiện thời tiết bình thường vì ủ lâu hơn sẽ kiến sữa chua có vị chua gắt, ra nhớt.
Lưu ý cách làm sữa chua bằng sữa tươi bất bại
- Điều quyết định đến 50% thành công của cách làm sữa chua bằng sữa tươi là bạn cần lựa chọn được sữa chua cái dẫn lên men nguồn gốc đảm bảo. Không được sử dụng loại sữa chua bị hỏng, hết hạn sử dụng bởi nó có thể phản tác dụng gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Dụng cụ làm sữa chua phải được rửa sạch và tráng lại bằng nước sôi để khử trùng rồi phơi khô để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Có thể sử dụng những hũ thủy tinh hay nhựa túi tiện lợi để đựng sữa chua hoặc tận dụng hũ đựng nước yến đều được. Chỉ cần nhớ rằng, trong quá trình trộn sữa chua cái lên men với sữa tươi phải khuấy thật nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay tránh sữa chua bị nhớt khi thưởng thức.
- Với sữa chua tự làm không có chất bảo quản vì thế không nên để quá lâu tốt nhất nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày để không làm mất đi dưỡng chất.
- Ngoài ăn sữa chua vậy, bạn có thể kết hợp ăn sữa chua với trái cây( Xoài, kiwi, dâu tây, lê, dưa hấu, chanh leo…) hay bánh quy, hạt ngũ cốc.. để tăng thêm hương vị ngon hơn.
- Quá trình đun sữa tươi không đun quá lâu vì có thể làm mất đi thành phần dinh dưỡng có trong sữa.
- Để sữa hỗn hợp sữa nguội rồi mới cho vào hủ thủy tinh.
- Hạn chế ăn sữa chua lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
- Trong quá trình ủ sữa chua không được xê dịch các hũ vì có thể làm ảnh hưởng tới quá trình đông đặc của thành phẩm.
- Không ủ sữa chua ở nhiệt độ quá cao vì sẽ làm hỏng hoặc chết men sữa chua làm chất lượng sữa chua không đạt. Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất là tầm 40 – 45 độ.
Lợi ích ăn sữa chua
- Giảm cholesterol trong máu: Bởi trong sữa chua có lợi cho vi khuẩn, khả năng phân hủy axit mật giúp dịch tiêu hóa chứa cholesterol đẩy lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn: Men vi sinh có trong sữa chua làm giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích, rối loạn đại tràng… Khi dùng sữa chua thường xuyên sẽ nhanh chóng cải thiện chứng đầy hơi.
- Kiểm soát cân nặng: Sữa chua không đóng vai trò trực tiếp giảm cân, mà nó cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin… để giảm năng lượng đưa vào cơ thể.
- Làm đẹp: Rất nhiều chị em thường sử dụng sữa chua để làm mặt nạ, xóa mờ vết nhăn, làm mịn da, giảm tình trạng lão hóa…khiến làn da luôn căng bóng, sáng mịn.
Sau khi tham khảo công thức cách làm sữa chua bằng sữa tươi bạn thấy nó không phức tạp đúng không. Vào mùa hè nếu có một ly sữa chua tự làm mà thưởng thức thì thơm ngon bổ dưỡng làm sao.